Xu hướng công nghệ

Metaverse là gì? Tiềm năng nào cho bước ngoặt của giới công nghệ?

metaverse là gì

Kể từ bước chuyển mình của Facebook sau sự kiện đổi tên thành Meta trong năm 2021, thuật ngữ Metaverse bắt đầu nhận được sự quan tâm của công chúng.

Vậy Metaverse là gì và nguyên nhân nào khiến nó được các gã khổng lồ công nghệ để mắt tới? 

Cùng The Technical Trend khám phá sâu hơn về Metaverse nhé! 

Metaverse là gì? 

Metaverse, hay còn được gọi bằng tên tiếng Việt là vũ trụ ảo, là một không gian 3D được tạo ra nhờ Internet và các ứng dụng công nghệ thực tế ảo tăng cường (AR), thực tế ảo (Virtual Reality – VR),…Công nghệ này giúp con người mở ra không gian tương tác trực tuyến sống động, mở rộng mọi giác quan và chân thực hóa âm thanh, tầm nhìn.

Xem thêm: Thực Tế Ảo Là Gì – Sự Khác Nhau Giữa Công Nghệ VR Và AR

Khái niệm này đã được tác giả Neal Stephenson đề cập trong tiểu thuyết khoa học viễn tưởng Snow Crash (1992). Mặc dù metaverse từng được cho là chỉ có trong viễn tưởng, nhưng giờ đây nó dường như sẽ thành hiện thực trong tương lai. Các bộ phim khoa học viễn tưởng như The Matrix và Ready Player One là những minh chứng rõ nhất cho khái niệm này. 

Để giải thích rõ hơn cho câu hỏi “metaverse là gì”, hãy phân tách nó ra thành hai yếu tố: “meta” và “verse”. 

Meta có nghĩa là “vượt lên”.  Đó cũng là mong muốn của công ty mẹ của Facebook khi đổi tên thành Meta hồi tháng 6 năm 2021.

CEO Mark Zuckerberg muốn đưa công ty phát triển vượt bậc hơn nữa trong tương lai. Ở đó, trải nghiệm của người dùng sẽ đi theo hướng chủ nghĩa Maximalist (chủ nghĩa tối đa hóa) và kết nối đến thế giới Metaverse.  

Hậu tố “verse” là viết tắt của từ Universe, ý nghĩa đơn giản là vũ trụ. Nhưng khi kết hợp hai yếu tố này lại thành Metaverse, hàm ý trong đó có thể được hiểu là “vượt qua vũ trụ hiện hữu” để đến với một vũ trụ ảo. Đó là nơi con người tương tác với nhau một cách chân thực thông qua Internet cơ bản và sự hỗ trợ của các công cụ thực tế ảo.  

metaverse là gì

Điểm khác biệt của Metaverse là gì?

Metaverse có thể được xem là công nghệ có khả năng kế thừa và thay đổi tương lai của cả internet thời hậu kỳ smartphone và mạng xã hội. Nó có thể được phát triển như một phiên bản nâng cấp của các trang mạng xã hội, giúp con người xóa bỏ những cách trở địa lý để tương tác với nhau trong một thế giới ảo mang yếu tố chân thực. Đó cũng là lý do khiến các ông lớn như Facebook, Apple và Microsoft đổ ra rất nhiều thời gian, công sức và huy động nhiều nguồn lực để trở thành người tiên phong trong ngành công nghệ mới này. 

Metaverse sẽ mở ra một thế giới ảo tồn tại song song với thế giới thực. 

Trong thế giới này, mọi rào cản dường như được xóa bỏ, người dùng có thể được “sống” trong cùng một không gian với những người dùng khác. Các hoạt động vui chơi, gặp gỡ gia đình, bạn bè, học tập, mua sắm,… hoàn toàn được mô phỏng một cách chân thực và sống động. Những trải nghiệm đó sẽ mang đến cho người dùng cảm giác được đắm mình trong một bản sao khác của thế giới hiện thực. 

Dưới đây là một số đặc điểm nổi bật của Metaverse:

  • Sustainability: Khả năng duy trì và liên tục 24/24 những cải tiến về dịch vụ hay hệ sinh thái. 
  • Immersion: Mức độ chân thực của Metaverse, cho phép người dùng đắm chìm vào một thế giới ảo với độ chân thực cực cao.
  • Openness: Tính mở, có nghĩa là Metaverse cho phép người dùng kết nối hoặc ngắt kết nối bất cứ lúc nào. Đồng thời nó cũng là không gian mở tạo điều kiện cho những sáng tạo không giới hạn của con người. 
  • Economic System: Đây là một trong những điểm đặc trưng nhất của Metaverse. Trong đó, người dùng có thể dịch chuyển tài sản của mình giữa thế giới thực và vũ trụ ảo một cách dễ dàng, đồng thời cũng có thể tham gia tích luỹ và gia tăng tài sản cho chính mình.

Yêu cầu kỹ thuật quan trọng của Metaverse là gì?

Sở hữu những tiến bộ vượt bậc đồng nghĩa với việc Metaverse sẽ có những đòi hỏi rất đặc thù về mặt kỹ thuật. Trong đó, yêu cầu quan trọng nhất là nó phải truyền tải được lượng dữ liệu cực lớn với độ trễ thấp. Vì vậy, sự hỗ trợ của công nghệ 5G là yếu tố tất yếu. 

Ngoài ra, để phổ biến hóa công nghệ Metaverse ra thế giới, kính thực tế ảo VR và chất bán dẫn công suất cao giúp chạy các thuật toán phức tạp là những điều kiện không thể thiếu. 

Tuy nhiên, kính VR vẫn còn khuyết điểm là khá cồng kềnh, còn mắc nhiều lỗi kỹ thuật như chưa đáp ứng được chất lượng về độ phân giải, khiến người dùng chóng mặt, buồn nôn sau khi sử dụng một thời gian dài. 

Bên cạnh đó, việc xử lý một lượng dữ liệu khổng lồ với khả năng tính toán tiên tiến cũng khiến cho thiết bị này cạn pin nhanh chóng. 

Một phần khác cũng quan trọng không kém trong vũ trụ ảo chính là nội dung bên trong nó. Để phát triển nội dung cho công nghệ này, các nhà phát triển cần những phần mềm tạo mô hình 3D chuyên nghiệp. Nhưng vấn đề là các phần mềm này giá thành rất cao, khiến cho bài toán tiếp cận người dùng ở diện rộng vẫn còn nan giải. 

Ứng dụng của vũ trụ ảo Metaverse trong thực tiễn

Giáo dục, đào tạo 

Công nghệ Metaverse có thể giúp giáo viên và học sinh giao tiếp với nhau hiệu quả và chân thực hơn trong môi trường 3D, các bài giảng cũng trở nên dễ tiếp thu và hình tượng hóa hơn.

Mặt khác, trong một dự án cụ thể, phi hành gia Scott Kelly đã thực hiện đào tạo ISS bằng cách sử dụng chiếc tai nghe Microsoft HoloLens.

Một thành viên trong đoàn đã truyền trực tiếp trường nhìn của Kelly qua tai nghe, đồng thời vẽ những hình ảnh hiển thị dưới dạng 3D trên màn hình của phi hành gia. 

Thể thao và giải trí

Peter Moore, một ứng dụng của công nghệ Metaverse tại công ty game Unity đã cho ra mắt nền tảng có tên là Unity Miracast.

Với sự hỗ trợ của nền tảng này, những môn thể thao chuyên nghiệp được phản chiếu dưới dạng 3D trong thời gian thực. Máy ảnh đã ghi lại hình ảnh các vận động viên đang thi đấu và chuyển đổi chúng thành những bản sao trên nền tảng kỹ thuật số, giúp người dùng có thể theo dõi trực tuyến các trận thi đấu thể thao giải trí. 

metaverse là gì

Chăm sóc sức khỏe

Các chuyên gia y tế trên toàn cầu đã sử dụng tai nghe kiêm kính thực tế ảo HoloLens để cộng tác trong các quy trình phẫu thuật ở thế kỷ 21. Bằng cách sử dụng cử chỉ tay và lệnh thoại, các bác sĩ phẫu thuật có thể truy cập hình ảnh 3D từ quá trình quét, tiếp nhận dữ liệu của bệnh nhân và liên hệ với các chuyên gia khác. 

Metaverse có thể sẽ trở thành kỷ nguyên tiếp theo của Internet và là một bước ngoặt công nghệ quan trọng của loài người.

Hy vọng rằng bài viết trên đây đã phần nào giúp bạn giải đáp thắc mắc về Metaverse là gì và những vấn đề cơ bản nhất liên quan đến nó.  

Xem thêm: Tiền Điện Tử Là Gì? Xu Hướng Tiền Điện Tử

Bạn thích bài viết này? Vote nhé