Internet Vạn Vật, hay Mạng lưới vạn vật kết nối Internet hoặc Mạng lưới thiết bị kết nối Internet (tiếng Anh: Internet of Things, viết tắt IoT) là một liên mạng, trong đó các thiết bị, phương tiện vận tải (được gọi là “thiết bị kết nối” và “thiết bị thông minh”), phòng ốc và các trang thiết bị khác được nhúng với các bộ phận điện tử, phần mềm, cảm biến, cơ cấu chấp hành cùng với khả năng kết nối mạng máy tính giúp cho các thiết bị này có thể thu thập và truyền tải dữ liệu.
Nghe thì khá là phức tạp nhưng những lợi ích mà IoT mang lại còn “phức tạp” hơn thế nữa. Hãy cùng The Tech Trend tìm hiểu thêm về Internet vạn vật ở bài viết dưới đây nhé!
Vì vậy, internet vạn vật khác với mạng internet truyền thống ở chỗ: internet truyền thống chỉ là mạng liên kết các máy tính và con người muốn kết nối với máy tính khác hoặc con người khác phải sử dụng các giao thức kết nối của mạng internet thông qua máy tính có nối mạng.
Nguồn gốc ra đời của Internet vạn vật – IoT
Kelvin Ashton, người đồng sáng lập của Trung tâm Auto-ID tại MIT, lần đầu tiên nhắc đến khái niệm IoT trong buổi thuyết trình tại tập đoàn P&G (Procter & Gamble) vào năm 1999. Với mong muốn đem RFID (Radio frequency ID) – một thiết bị nhận dạng qua tần số vô tuyến, nhận được sự quan tâm từ những người quản lí của tập đoàn.

Ashton đã gọi phần thuyết trình của ông là “Internet of Things” như là một sự bắt kịp xu thế của thời điểm đó: Internet. Gershenferd – chuyên gia của MIT, trong cuốn sách có tên là “When Things Start to Think ” của ông vào năm 1999, mặc dù không đề cập chính xác về thuật ngữ IoT nhưng cũng cung cấp những định hướng rõ ràng về hướng phát triển của hệ thống này.
Vậy mạng lưới vạn vật kết nối là gì?
Internet of Things có thể hiểu như một mạng lưới vạn vật kết nối với nhau. Ở đây, nó có thể hỗ trợ quá trình cấy ghép và quan sát các hành động và nhịp đập của tim, để có thể theo dõi một cách cụ thể nhất toàn bộ quá trình, một chiếc ô tô đời mới hay cao cấp, có bộ cảm biến lắp sẵn để có thể cảnh báo nguy hiểm cho người lái khi áp suất lốp thấp hoặc bất cứ vật thể nào khác gây ra trong tự nhiên hay do tác động của con người làm ra mà tại thời điểm đó được gán một địa chỉ IP do đó, sẽ truyền tải được thông tin đến với chủ xe để có những biện pháp khắc phục
Internet of Things từ lâu nay được xem là một trong những công nghệ đỉnh cao trong thời buổi công nghệ số. Với những thiết bị và công nghệ không dây, kết hợp với hệ thống cơ điện vi mô (MEMS), microservice ( là một kiểu phần mềm, chia phần mềm thành những dịch vụ rất nhỏ) và Internet. Từ đó, cho phép phân tích các dữ liệu phi cấu trúc để có được những hiểu biết nhất định và cải thiện hiệu quả hơn.
Càng ngày, càng có nhiều doanh nghiệp, tổ chức đến từ nhiều ngành công nghiệp khác nhau sử dụng IoT như một công cụ để đạt được hiệu quả cao trong công việc, hiểu rõ khách hàng hơn nhằm nâng cao dịch vụ, cải thiện chất lượng của việc “đưa ra quyết định”, từ đó giá trị doanh nghiệp được tăng lên.
Xem thêm: Trí tuệ nhân tạo là gì? Có những loại AI nào?
Internet vạn vật – IoT hoạt động như thế nào?
Hệ sinh thái IoT bao gồm các thiết bị thông minh có thể kết nối Internet để nhúng dữ liệu, các thiết bị cảm biến và hệ thống phần cứng truyền thông tin sẽ tiếp nhận những dữ liệu đó, gửi và hành động dựa trên tất cả dữ liệu mà chúng có được trong môi trường IoT. Các thiết bị IoT chia sẻ những dữ liệu cảm biến mà chúng thu thập được bằng cổng kết nối IoT hoặc thiết bị khác nơi dữ liệu cũng được gửi lên hệ thống đám mây (Cloud) để phân tích.
Đôi khi, những thiết bị này lại có sự liên lạc với những thiết bị khác và hoạt động dựa trên những thông tin mà chúng nhận được từ thiết bị khác. Các thiết bị này làm được hầu hết mọi công việc mà không có sự can thiệp của con người, mặc dù con người vẫn có thể tác động lên những thiết bị này. Ví dụ: để thiết lập, chỉ cần cung cấp cho các thiết bị này dữ liệu chỉ dẫn, từ đó chúng sẽ tìm cách hoạt động dựa trên các chỉ dẫn đó.
Tất cả những gì IoT mang lại đã đủ sức làm hài lòng chúng ta về mọi thứ. Ngày nay, những điểm yếu nhất về internet vạn vật hầu như đã được khắc phục một cách triệt để. Vậy nên, chúng ta có thể hy vọng vào một tương lai, mạng lưới này sẽ phổ biến hơn và phục vụ nhu cầu tất yếu trong giải trí cũng như trong công việc hàng ngày.
Xem thêm: Những điều thú vị về OpenAI