Chuyển đổi số

ChatGPT là gì? Những điều cần biết về mô hình ChatGPT

chatgpt

Mô hình ChatGPT do công nghệ OpenAI phát hành đã thu hút được rất nhiều sự chú ý gần đây. Không chỉ có khả năng phản hồi các câu hỏi giống con người mà mô hình này còn có thể cách mạng hóa cách người dùng sử dụng công cụ tìm kiếm. Vậy chính xác ChatGPT là gì? Cùng ThetechnicalTrend tìm hiểu về mô hình này trong bài viết dưới đây nhé!

ChatGPT là gì?

ChatGPT (Chat Generative Pre-training Transformer) có thể được hiểu là một công cụ có khả năng xử lý ngôn ngữ tự nhiên được nghiên cứu và điều khiển bởi công nghệ trí tuệ nhân tạo AI. Nó cho phép bạn thực hiện cuộc đối thoại đàm thoại và đưa ra những phản hồi như một con người.   

Về cơ bản, mô hình ngôn ngữ này có thể trả lời bất kỳ câu hỏi nào, nó hiểu hầu hết các chủ đề phức tạp, toán học, vật lý,… và nó có thể hỗ trợ con người thực hiện các tác vụ như soạn thảo email, viết luận, viết code và các loại content… 

Hiện tại, việc sử dụng ChatGPT đang được cung cấp miễn phí vì nó vẫn đang trong giai đoạn nghiên cứu và thu thập phản hồi từ trải nghiệm của khách hàng. 

Trên thực tế, ChatGPT chưa phải là chatbot AI đầu tiên được tạo ra. Một số công ty như Microsoft đã từng tham gia phát triển chatbot với sản phẩm có tên Tay. Nhưng nó chưa đạt được nhiều thành tựu do vấp phải một số chỉ trích về những luận điệu sai trái và phân biệt chủng tộc. Meta cũng từng gia nhập giới chatbot với việc phát hành BlenderBot 3, nhưng cũng tương tự như Tay, bot này cũng bị chỉ trích vì lan truyền thông tin sai lệch và phân biệt chủng tộc.

Để tránh những bê bối này, OpenAI đã sử dụng API kiểm duyệt – một hệ thống dựa trên AI được tạo ra để hỗ trợ các nhà phát triển xác định mức độ vi phạm ngôn ngữ của nội dung theo chính sách của OpenAI. Hệ thống này thừa nhận vẫn còn nhiều sai sót trong quá trình kiểm duyệt và không chính xác hoàn toàn. 

công nghệ chatgpt

Cách thức hoạt động của Chat GPT

Về cơ bản, ChatGPT là mô hình ngôn ngữ lớn vận dụng các thuật toán để phân tích lượng lớn văn bản (thường được lấy về từ internet) để đáp ứng nhu cầu của người sử dụng bằng ngôn ngữ tương tự như con người. 

Mô hình ChatGPT mới nhất hiện nay – GPT 3.5 đã được tạo ra dựa trên lượng lớn dữ liệu về mã và thông tin từ internet, trong đó có những nguồn như trang web Reddit – nơi thảo luận và sử dụng thông tin từ nhiều nơi trên thế giới để giúp ChatGPT học hỏi cách đối thoại và giao tiếp của con người. 

Theo OpenAI, ChatGPT được tinh chỉnh bằng chiến thuật phân tích và học hỏi tăng cường từ phản hồi của con người. Theo đó, AI có thể biết được con người mong đợi những gì khi họ đặt câu hỏi. Đào tạo mô hình ngôn ngữ lớn theo hình thức này còn có thể được gọi là một cuộc “cách mạng”. 

Giải thích lý do tại sao đây là một mô hình đột phá đến mức “cách mạng”, một bài báo nghiên cứu vào tháng 3 năm 2022 với tiêu đề “Các mô hình ngôn ngữ được đào tạo qua cách phản hồi của con người” đã viết: 

“Mô hình này được thúc đẩy với mục tiêu tăng cường tác động tích cực của các mô hình ngôn ngữ lớn bằng việc đào tạo sao cho chúng có thể đưa ra những phản hồi như một con người. 

Nhìn chung, các kết quả chỉ ra rằng việc tinh chỉnh các mô hình ngôn ngữ lớn theo sở thích của con người sẽ cải thiện đáng kể hành vi tiêu cực của họ khi sử dụng, dù vậy chúng ta vẫn cần cải thiện độ an toàn và mức độ tin cậy của chúng.”

Điểm khác biệt giữa ChatGPT với các công cụ tìm kiếm khác

ChatGPT luôn được biết đến là một mô hình ngôn ngữ được tạo ra với mục đích thiết lập một cuộc trò chuyện với người dùng cuối. ChatGPT không có khả năng tìm kiếm thông tin trên internet mà nó sử dụng thông tin đã học được từ dữ liệu đào tạo để đưa ra phản hồi, điều này có thể tạo ra lỗi. 

Tuy nhiên, điều khiến ChatGPT khác biệt so với một chatbot thông thường là nó được trải qua đào tạo đặc biệt để hiểu ý định của con người qua một câu hỏi và đưa ra được những câu trả lời trung thực và hữu ích. 

Bởi vì những quá trình đào tạo mà ChatGPT có thể sẽ thử thách bạn với một vài câu hỏi nhất định và loại bỏ những phần bất hợp lý trong câu hỏi. 

chatgpt

Hạn chế của ChatGTP

Hạn chế những phản hồi độc hại

ChatGPT được lập trình để không cung cấp những phản hồi độc hại hoặc vô ích với người dùng. Nếu câu hỏi của bạn liên quan đến những vấn đề bạo lực, phi pháp, cực đoan…thì nó sẽ từ chối trả lời. 

Chất lượng câu trả lời tùy thuộc vào chất lượng câu hỏi 

ChatGPT không thể trả lời những câu hỏi quá cụ thể mà nó sẽ cần được diễn đạt lại theo cách dễ hiểu. Nếu câu hỏi đưa ra không rõ ràng thì nó sẽ phản hồi một cách chung chung. Vậy nên sự hướng dẫn của chuyên gia (là những lời nhắc trong GPT) sẽ giúp đưa ra những câu trả lời tốt hơn. 

Câu trả lời không phải lúc nào cũng chính xác

ChatGPT được đào tạo để cung cấp những câu trả lời phù hợp, nhưng đôi khi nó có thể đưa ra những câu trả lời thiếu chính xác, không có ý nghĩa, hoặc quá dài dòng. Nghiêm trọng hơn, nội dung phản hồi của ChatGPT cũng có thể là thông tin xuyên tạc qua quá trình huấn luyện trên dữ liệu cũ. 

Mặc dù vẫn còn một số hạn chế, nhưng không thể phủ nhận tiềm năng phát triển mạnh mẽ của ChatGPT. Chỉ trong vòng 5 ngày đầu tiên ra mắt công chúng, đã có hơn một triệu người dùng đăng ký sử dụng mô hình này. Con số này chắc hẳn sẽ tăng lên rất nhiều nếu mô hình ChatGPT được phổ biến rộng rãi hơn trong tương lai. 

Bạn thích bài viết này? Vote nhé